Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố

Như tin chúng tôi đã đăng tải thì ngày 4/5, nhiều diễn đàn võ thuật Việt Nam bàng hoàng trước cái chết của một võ sĩ boxing phong trào sau trận đấu căng thẳng theo kiểu "võ đường phố". Dù trận đấu này xảy ra ở nước ngoài nhưng nó cũng là một bài học đắt giá cho người tập luyện võ thuật ở Việt Nam, đặc biệt là với dân võ phong trào.

Võ sĩ thiệt mạng sau vụ hỗn chiến võ đường phố

Nói về sự cố đáng tiếc vừa qua, võ sĩ hàng đầu làng boxing Việt Nam – Trương Đình Hoàng nêu ý kiến của mình với chuyên trang Trí Thức Trẻ, báo điện tử Tổ Quốc:

"Theo tôi, đấu tập ngoài đường phố, không nón bảo hộ như vậy là rất nguy hiểm. Thường thì những buổi đấu tập thì các võ sĩ sẽ mang găng to hơn găng thi đấu là găng 16oz -18oz, kèm theo nón bảo hộ, kuki để tránh gây chấn thương.

Còn đấu như thế này thì chắc chắn không nên. Bởi việc giao lưu võ thuật cũng nên có văn hóa và phải hạn chế tối đa nguy cơ có thể dẫn tới chấn thương nặng".

Võ sĩ Nguyễn Văn Đương của đội tuyển boxing Việt Nam – người mới đây đã giành tấm vé dự Olympic Tokyo cũng đưa ra quan điểm khá tương tự: "Nếu là giao lưu võ thuật, nhất là những môn võ đối kháng thì mình nghĩ nên tổ chức ở những nơi dành cho thi đấu hoặc tập luyện, đặc biệt phải có trọng tài để can ngăn kịp lúc.

Việc có trọng tài, có đồ bảo hộ là tối thiểu nhất. Ngoài ra, nếu đã tập luyện võ thuật thì mình nghĩ mỗi người đều phải có ý thức tự bảo vệ mình, và tự sắm đồ bảo hộ cho bản thân".

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố - Ảnh 2.

Võ sĩ Nguyễn Văn Đương cho rằng điều tối thiểu nhất khi thi đấu võ đối kháng là phải có trọng tài.

Cựu tuyển thủ lừng danh làng Karatedo Việt Nam và từng là HLV ở đội tuyển Karatedo quốc gia Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng sự cố võ sĩ boxing tử vong là bài học cho các võ sĩ, đặc biệt dân phong trào khi thi đấu giao lưu.

"Nếu xét về mặt đạo đức hay tinh thần thượng võ thì hai võ sĩ này không có gì đáng phê phán bởi họ thi đấu sòng phẳng và không đánh phạm luật. Việc nạn nhân bị ngã rồi tử vong chỉ là một tai nạn đáng tiếc. Đây là sự cố tương đối hi hữu trong võ thuật.

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ pháp lý thì các võ sĩ phong trào không nên thi đấu theo cách tự phát như vậy. Tốt nhất họ nên thi đấu thông qua các giải chính thức, có ban tổ chức đàng hoàng. Như vậy sẽ hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra".

Cũng đề cập tới văn hóa giao lưu trong võ thuật, võ sư Đinh Trọng Thủy, chủ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhiệm võ đường Vĩnh Xuân kungfu Thăng Long – Phó ban chuyên môn Hội Võ thuật Hà Nội nêu ý kiến không đồng tình với việc các võ sĩ phong trào thi đấu giao lưu "võ đường phố" theo kiểu tự phát.

"Sự cố khiến võ sĩ boxing phong trào thiệt mạng là điều thật đáng tiếc, ngoài ý muốn trong các trận giao lưu võ thuật. Tuy nhiên, khi giao lưu như vậy nên có trọng tài, có nhân viên y tế và có sàn đấu theo quy chuẩn và đồ bảo hộ đầy đủ. Như vậy sẽ an toàn hơn rất nhiều và tránh được những va chạm cá nhân và giữa các môn phái.

Theo tôi, việc đánh ngoài đường như trong video là rất nguy hiểm. Theo quan sát của tôi thì nạn nhân khi bị ngã có đập đầu xuống đường. Đây là sự cố thật đáng tiếc, những trận đấu như thế này còn dễ tạo nên hiềm khích giữa các cá nhân và các võ đường với nhau.

Tôi nghĩ khi giao lưu võ thuật nên có mặt chủ nhiệm các CLB, võ đường. Các võ sĩ cần được kiểm tra sức khỏe và có các điều kiện thi đấu theo quy chuẩn bởi tính mạng và sức khỏe là trên hết. Mục tiêu cuối cùng của rèn luyện võ thuật chính là sức khỏe".

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố - Ảnh 3.

Võ sư Đinh Trọng Thủy cho rằng khi giao lưu võ thuật luôn phải có đồ bảo hộ, nhân viên y tế và trọng tài, dù là với người tập võ phong trào.

Võ sư Bùi Tuấn Đạt – Trưởng ban chuyên môn Liên đoàn Vovinam – Việt Võ Đạo Hà Nội cũng cho rằng những người tập luyện võ thuật nên đề cao yếu tố an toàn, dù là thi đấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

"Thi đấu đối kháng trong võ thuật có thể trông thì bình thường nhưng khi bước lên sàn đấu mới thấy được sự khốc liệt. Chẳng phải tự nhiên mà ở mọi giải đấu người ta lại yêu cầu có đầy đủ dụng cụ bảo hộ cũng như thảm đệm. Bây giờ chúng ta tập võ vì sức khỏe và đam mê, vậy nên phải đặt vấn đề an toàn lên trước.

Trong một số trường hợp, dù có đầy đủ dụng cụ bảo hộ mà võ sĩ còn bị chấn thương sọ não, vỡ hàm, gãy chân tay, đứt dây chằng… huống chi là thi đấu giữa đường, không có mũ bảo hộ cũng chẳng hề có trọng tài.

Bây giờ, công nghệ thông tin phát triển, người tập võ dễ tiếp cận hơn với các giải đấu cũng như kỹ thuật mới, nhu cầu giao lưu cũng nhiều lên. Tuy nhiên, khi giao lưu nhất thiết phải chuẩn bị tốt về kỹ thuật, thể lực cũng như bảo hộ và sàn đấu, tối thiểu nhất là phải có mặt sân cỏ. 

Còn ở sân cứng thì rất nguy hiểm. Khi ngã xuống hoặc lúc mất tự chủ do bị knock-out thì càng dễ dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Bản thân tôi trước đây cũng từng chứng kiến nhiều tai nạn khi thi đấu ở sân cứng cũng như ở các trận đấu phủi.

Vậy nên, những người đang tập luyện võ thuật hãy xác định rõ mục tiêu tập võ của mình là gì và hãy tự chủ động bảo vệ mình trong tất cả mọi tình huống. Đam mê nhưng không có sức khỏe thì cũng chẳng để làm gì. Ngoài bản thân mình còn có gia đình, còn cuộc sống nữa".

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố - Ảnh 4.

Võ sư Bùi Tuấn Đạt cho rằng người tập luyện võ thuật nên đề cao yếu tố an toàn dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét